thanhhungwatch.vn_sale-img

Hướng dẫn bảo dưỡng cho đồng hồ

HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CHO ĐỒNG HỒ

Sẽ có một vài người khoe khoang với bạn rằng chiếc đồng hồ mua từ những năm 1960 của họ chưa bao giờ phải đi bảo dưỡng mà vẫn chạy chính xác nhưng thực tế rằng những chiếc đồng hồ đeo tay vẫn cần được bảo dưỡng định kì. Bảo dưỡng theo chu kì của nhà sản xuất sẽ bảo đảm rằng đồng hồ vẫn chạy tốt trong nhiều năm.

Giống như xe hơi, đồng hồ cũng luôn cần thay dầu mới. Chúng không cần đến nhiều ga-lông dầu, chỉ cần vài giọt nhỏ với vài vật dụng bôi trơn chuyên dụng. Những giọt này hoạt động với những giá trụ làm từ đá quí (những viên đá hồng ngọc tổng hợp) giúp cho đồng hồ chạy nhịp nhàng càng ít ma sát càng tốt để tận dụng tốt động cơ của bộ truyền lực. Qua thời gian, chất hóa học của dầu sẽ bị khô và sệt lại. Người sử dụng sẽ cảm thấy khó hơn trong việc lên dây cót và “sạn” khi vặn núm lên dây cót. Dầu bị sệt lại sẽ làm nhịp của quả lắc nhỏ hơn và chậm hơn, ảnh hưởng đến đồng hồ, bên cạnh đó, những vòng cuộn lò xo sẽ trở nên khó chuyển động khiến cho lực truyền đi không được hài hòa. Tiếp đó, dầu sẽ bị đặc lại và ảnh hưởng đến việc dự trữ năng lượng hoặc độ chính xác. Trước khi đến mức độ này, dầu sẽ ngưng bôi trơn những bề mặt cần thiết làm chúng trở nên hao mòn. Những mẩu nhỏ trong các bộ phận bị hao mòn sẽ hòa vào phần dầu và tạo ra một hỗn hợp sệt . Sự hao mòn này có thể làm đồng hồ dừng hoạt động, phải thay nhiều bộ phận và đối với những chiếc đồng hồ cũ, không dễ tìm thấy những bộ phận đó. Vì vậy nên bảo dưỡng đồng hồ trước khi chúng ngưng hoạt động.

Không phải lúc nào đồng hồ đắt tiền cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn vì chúng có thể được chế tạo với khoảng thời gian bảo dưỡng định kì dài hơn. Thông thường, khoảng thời gian bảo dưỡng này tùy thuộc vào chu kỳ hao mòn khi sử dụng và các yếu tố khác như đồng hồ được sử dụng như thế nào và môi trường sử dụng ra sao. Khoảng thời gian bảo dưỡng tốt nhất là do các nhà sản xuất đưa ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của đồng hồ.

Đồng hồ được sử dụng trong nhiệt độ khắc nghiệt hoặc sử dụng nhiều trong nước sẽ phải được bảo dưỡng thường xuyên hơn những chiếc khác. Những chiếc đồng hồ được sử dụng lâu dưới biển, nên kiểm tra phần ron của vỏ đồng hồ thường xuyên hơn khoảng thời gian bảo dưỡng định kì được đưa ra. Những chiếc đồng hồ giành cho việc lặn có bình khí, nếu được sử dụng để tính thời gian lặn thì nên được bảo dưỡng thường xuyên hơn, bên cạnh đó các ron cần được kiểm tra mỗi năm.

Bạn chỉ nên bảo dưỡng cho đồng hồ tại các trung tâm bảo hành hoặc đại lý được ủy quyền chính hãng.

Kỹ thuật viên thao tác sửa chữa đồng hồ

Kỹ thuật viên sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng để kiểm tra và sửa chữa đồng hồ

 

Thương hiệu phân phối

logo-lobinni-black-new1_(1)
logo_dong_ho_iw_carnival_(1)
logo-kassaw-2x1
logo-reef-tiger-2x1
logo-grand-prix-swiss-made
logo-cadisen
1111111
Bonest_gatti_việt_nam
logo_leonidas

Chúng tôi cam kết

5-cam-ket-thw-vn-pc-img
Chat ZaloChat Facebook